Viện kiểm sát huyện Sa Thầy, tổ chức mô hình “Phiên tòa giả định”

Thứ hai - 17/04/2023 21:54
Nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, tạo điều kiện để học sinh củng cố kiến thức pháp luật, tiếp cận với thực tiễn, từ đó hình thành chuẩn mực ứng xử phù hợp trong giao tiếp, ngày 13/4/2023, tại Trường phổ thông Dân tộc nội trú, Viện kiểm sát huyện Sa Thầy đã tổ chức mô hình “Phiên tòa giả định” xét xử bị cáo về tội “Cố ý gây thương tích”.
    Dự phiên tòa có Lãnh đạo Viện kiểm sát, Ban giám hiệu Nhà trường và Lãnh đạo Huyện đoàn cùng đông đảo học sinh của các khối từ lớp 10 - 12 đến theo dõi, phiên tòa giả định tiến hành xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự  “Bị cáo” Nguyễn Hồng Phúc, sinh năm 2006, có hành vi “Cố ý gây thương tích”, dẫn đến hậu quả chết người, quy định tại điểm a, khoản 4, Điều 134 Bộ luật hình sự.
    Tình huống đưa ra do nghi ngờ Phúc đánh em mình, nên bị hại đã tìm gặp và đánh 02 lần,  vì quá bực tức nên Phúc rút con dao bấm trong cặp sách ra đâm 1 nhát vào đùi trái của nạn nhân. Hậu quả nạn nhân tử vong trước khi đến bệnh viện, nguyên nhân sâu xa của hành vi này là do Phúc không nhận thức được hành vi của mình, do đó hậu quả gây ra rất nghiêm trọng, từ tình huống trên các vai diễn, lời đối thoại của "bị cáo" và những người tham gia phiên tòa được lựa chọn, sử dụng phù hợp. Bên cạnh đó, "bản luận tội" của đại diện Viện kiểm sát nhân dân, các ý kiến tranh luận của hội đồng xét xử, Luật sư, trợ giúp viên pháp lý đã làm rõ thêm bản chất vụ án, giúp các em học sinh nhận thức rõ về hành vi “cố ý gây thương tích”, gây nguy hiểm đến tính mạng con người, đồng thời pháp luật quy định xử lý rất nghiêm khắc với hành vi trên.
    Theo thầy giáo A Wũ, Phó hiệu trưởng (Bí thư Chi bộ) nhà trường, để phiên tòa giả định mang lại hiệu quả, các thành viên tham gia phiên tòa đều là đoàn viên, thanh niên của Chi đoàn Viện kiểm sát và Công an huyện Sa Thầy, nội dung, diễn biến phiên tòa dựa theo tình huống có thật đã xảy ra trong cuộc sống; với lập luận sắc bén, có lý, có tình của Hội đồng xét xử, "bị cáo" đã nhận thức rõ hành vi của mình và tỏ ra ăn năn, hối lỗi, qua phiên tòa giả định giúp các em nâng cao hiểu biết, nhận thức về pháp luật, từ đó điều chỉnh hành vi trong giao tiếp.
   Thầy giáo Nguyễn Văn Trung, Bí thư đoàn trưởng, cho rằng phiên tòa giả định là hình thức tuyên truyền pháp luật trực quan, sinh động, dễ hiểu, là cách làm hay, giúp mềm hóa, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đối với học sinh cần được nhân rộng.
Một số hình ảnh:
giadinh1 510 x 230

                                             Toàn cảnh phiên Tòa “Giả định”

                          Lãnh đạo VKS, Nhà trường và Huyện đoàn dự phiên Tòa


                                KSV công bố Cáo trạng tại phiên Tòa giả định

Tác giả: Phúc Hòa

Nguồn tin: Viện KSND huyện Sa thầy:

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây