VKSND tối cao hướng dẫn một số nội dung trong việc phát hiện vi phạm của Tòa án và thực hiện quyền kháng nghị

Thứ ba - 06/11/2018 23:18
Để thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2018, ngày 01/11/2018, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Hướng dẫn số 29/HD-VKSTC, hướng dẫn các Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương một số nội dung trong việc phát hiện vi phạm của Tòa án và thực hiện quyền kháng nghị, cụ thể:
Về đối tượng kháng nghị

- Theo thủ túc phúc thẩm:

+ Đối với vụ án hành chính: Đối tượng kháng nghị gồm Bản án sơ thẩm; Quyết định tạm đình chỉ; Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.

+ Đối với vụ việc kinh doanh thương mại, lao động: Đối tượng kháng nghị gồm Bản án sơ thẩm; Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án kinh doanh thương mại, lao động; Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án kinh doanh thương mại, lao động của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.

+ Đối với thủ tục phá sản: Đối tượng kháng nghị gồm các quyết định giải quyết phá sản của Tòa án nhân dân: Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản; Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản.

+ Đối với xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân: Đối tượng kháng nghị gồm Quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính; Quyết định không áp dụng biện pháp xử lý hành chính; Quyết định đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

- Theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm (Chỉ áp dụng đối với vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh thương mại và lao động): Đối tượng kháng nghị gồm Bản án; Quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Về nội dung, phương pháp phát hiện vi phạm để thực hiện quyền kháng nghị đối với án hành chính, kinh doanh - thương mại, lao động

Phát hiện vi phạm để thực hiện quyền kháng nghị phúc thẩm:

+ Kiểm sát quyết định tạm đình chỉ của Tòa án: Kiểm sát viên cần yêu cầu Tòa án cung cấp hồ sơ vụ án tạm đình chỉ và đối chiếu với các căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 141 Luật tố tụng hành chính để xác định căn cứ Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ.

+ Kiểm sát quyết định đình chỉ của Tòa án: Kiểm sát viên yêu cầu Tòa án cung cấp hồ sơ vụ án đình chỉ giải quyết và đối chiếu với các căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 143 Luật tố tụng hành chính.

+ Đối với vụ án đã xét xử sơ thẩm: Trong quá trình kiểm sát, từ kết quả nghiên cứu, xem xét, đối chiếu với các quy định của pháp luật về tố tụng, nếu phát hiện vi phạm nghiêm trọng, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, của người thứ ba hoặc của Nhà nước thì Viện kiểm sát quyết định kháng nghị phúc thẩm.

Phát hiện vi phạm để thực hiện quyền kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm:

+ Đối với Quyết định công nhận kết quả đối thoại thành, đình chỉ việc giải quyết vụ án: Từ kết quả nghiên cứu, xem xét, đối chiếu với quy định của pháp luật về tố tụng và nội dung như trên, nếu phát hiện vi phạm nghiêm trọng, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, của nhà nước thì Viện kiểm sát thực hiện quyền kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.

+ Đối với vụ án đã xét xử và có hiệu lực pháp luật: Từ kết quả nghiên cứu, xem xét về tố tụng, nội dung, nếu phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng thì Viện kiểm sát thực hiện quyền kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của pháp luật.

Xem toàn văn Hướng dẫn số 29/HD-VKSTC tại đây.

 

Tác giả: Phòng TK (sưu tầm)

Nguồn tin: vksndtc.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây